Skip to main content

Thuận Thiên (công chúa) – Wikipedia tiếng Việt

Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu (chữ Hán: 顯慈順天皇后, Tháng 6, 1216 - Tháng 6, 1248), là Hoàng hậu thứ hai của Trần Thái Tông, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Trần. Bà là thân mẫu của Trần Thánh Tông, Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang và Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải, là tổ mẫu trực hệ của Trần Nhân Tông.

Xét về thân thế, bà là công chúa nhà Lý, dòng họ cai trị Đại Việt hơn 200 năm. Xuất thân hiển hách và cao quý, bà cùng Chiêu Thánh Lý phế hậu, Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng hậu, Hiến Từ Tuyên Thánh hoàng hậu là những Hoàng hậu có xuất thân cao quý bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.





Hiển Từ hoàng hậu có tên húy là Oanh (罃)[2]; là con gái trưởng của Lý Huệ Tông và Linh Từ quốc mẫu Trần thị, tước phong ban đầu là Thuận Thiên công chúa (順天公主)[3]. Bà có em gái là Chiêu Thánh công chúa (昭聖公主), vị công chúa sau này được Huệ Tông nhường ngôi, trở thành Hoàng đế cuối cùng của nhà Lý, tức là Lý Chiêu Hoàng.

Năm Kiến Gia thứ 6 (1216), mùa hạ, tháng 6, Lý Oanh được sinh ở bãi Cửu Liên[4]. Khi ấy, mẹ bà (lúc ấy là Thuận Trinh phu nhân) đang mang thai bà, thì chịu sự chèn ép của Đàm Thái hậu. Thái hậu nhà Lý lúc bây giờ coi Trần Tự Khánh là giặc, Thuận Trinh phu nhân là nội ứng của giặc nên tìm mọi cách để giết hại. Để cứu Thuận Trinh phu nhân và đứa con trong bụng, Lý Huệ Tông đã cùng phu nhân trốn đến chỗ Trần Tự Khánh. Bà được được sinh ra ngay ở Cửu Liên châu (có lẽ là bãi tả ngạn sông Hồng, gần Cửu Cao, trong đất huyện Văn Giang cũ, nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng cũ), nơi đóng quân của Trần Tự Khánh. Lúc đó mới có phong hiệu là Thuận Thiên công chúa.

Không rõ khoảng thời gian nào mà bà được gả cho Phụng Càn vương Trần Liễu. Vì Thuận Thiên công chúa là hoàng nữ, nên theo luật lệ của triều đình xưa, bà sẽ là chính phu nhân của Trần Liễu.

Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 6 (1237), Thuận Thiên công chúa được lập làm Hoàng hậu, giáng Chiêu Thánh hoàng hậu làm Công chúa. Bấy giờ Chiêu Thánh không có con, mà Thuận Thiên đã có mang được 3 tháng. Thái sư Trần Thủ Độ và Thiên Cực công chúa (tức Linh Từ quốc mẫu) bàn kín với Thái Tông là nên mạo nhận lấy để làm chỗ dựa về sau, cho nên có lệnh ấy.

Vì thế, Liễu hội quân ra sông Cái làm loạn nhưng bị thua, thuộc hạ đều bị Trần Thủ Độ ra lệnh giết chết tất cả. Thái Tông niệm tình oan khuất, ban vùng đất An Sinh[5], cải phong làm An Sinh vương (安生王). Sau khi mất, An Sinh vương được Thái Tông truy phong làm Khâm Minh đại vương (欽明大王).

Sau khi về làm vợ của Trần Thái Tông, Thuận Thiên hoàng hậu sinh đứa con của Khâm Minh đại vương Liễu, đứa bé sinh ra tức Tĩnh Quốc đại vương Trần Quốc Khang. Vì thân phận đặc biệt, Quốc Khang được Trần Thái Tông nhận làm con trưởng song không có quyền kế thừa ngôi vị.

Vào năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 9 (1240), bà sinh Hoàng đích trưởng tử Trần Hoảng, tức tương lai là Trần Thánh Tông. Năm thứ 15 (1246), bà sinh ra hoàng tử thứ hai là Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải.

Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 17 (1248), tháng 6, Thuận Thiên hoàng hậu băng hà, hưởng thọ 32 tuổi. Thụy hiệu là Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu (顯慈順天皇后).



Sử không ghi rõ bà sinh được bao nhiêu người con, nhưng những người sau đây là chính xác:


  1. Vũ Thành vương Trần Doãn (陳尹): vào tháng 7 năm 1256, sau khi hoàng hậu Thuận Thiên mất, bị thất thế nên đem cả nhà trốn sang nhà Tống, thổ quan Tư Minh là Hoàng Bính bắt lại đưa trả cho Đại Việt (Trích Đại Việt Sử ký Toàn thư: Doãn là con Yên Sinh Vương do Hiển Từ sinh. Yên Sinh có hiềm khích với vua, đến khi Hiển Từ mất, bị thất thế, nên trốn sang nước Tống).

  2. Tĩnh Quốc Đại vương Trần Quốc Khang (陳國康).
  1. Trần Thánh Tông, tên Trần Hoảng (陳晃).

  2. Chiêu Minh Đại vương Trần Quang Khải (陳光啓).
  1. Thái Đường công chúa, con gái cả của Trần Thái Tông. Theo Ngọc phả hệ bảo tích trong bộ Trần triều hiển Thánh chính tập biên gồm 6 quyển, mỗi quyển khoảng 200 trang được ghi nhận vào thời nhà Nguyễn thì công chúa được sinh ra trước khi Thuận Thiên hoàng hậu qua đời (năm 1248), lấy Hầu tước Vũ Tỉnh, sinh ra Vũ Thành, tập ấm cai quản vùng Lục Ngạn xứ Kinh Bắc (nay thuộc Bắc Giang)[6].

Thuận Thiên Hoàng Hậu được dân lập đền thờ cùng với 2 người chồng là Trần Liễu và Trần Cảnh





Comments

Popular posts from this blog

Diễn đàn Holitorium - Wikipedia

Các tọa độ: 41 ° 53′28 N 12 ° 28′48 ″ E / 41,8911 ° N 12,48000 ° E / 41,8911; 12.48000 Holitorium Forum (trung tâm thấp hơn) Holitorium (tiếng Ý: Foro Olitorio ; Tiếng Anh: Chợ bán rau trang web của một thị trường thương mại (macellum) [1] cho các loại rau, thảo mộc và dầu ở Rome cổ đại. Nó nằm ở "vị trí kỳ lạ" bên ngoài Porta Carmentalis trong khuôn viên Martius, chen chúc giữa Forum Boarium ("Chợ gia súc") và các tòa nhà nằm trong Circus Flinius. [2] Đền [ chỉnh sửa ] Bốn ngôi đền của đảng Cộng hòa là một phần của khu phức hợp chợ. Hai ngôi nhà đầu tiên được xây dựng trong Chiến tranh Punic lần thứ nhất, Đền thờ Janus đầu tiên được Gaius Duilius tuyên bố sau chiến thắng của ông trong trận hải chiến tại Mylae với Carthaginians vào năm 260 trước Công nguyên. [3] Một ngôi đền của Spes ("Hope") là được xây dựng ngay sau đó bởi Aulus Atilius Calatinus. [4] Một ngôi đền của Juno Sospita đã được Gaius Cor

Roi da (chính trị) - Wikipedia

Một roi là một quan chức của một đảng chính trị có nhiệm vụ đảm bảo kỷ luật đảng trong một cơ quan lập pháp. Roi da là "thực thi" của đảng; họ mời các nhà lập pháp đồng bào của họ tham dự các phiên bỏ phiếu và bỏ phiếu theo chính sách của đảng chính thức. Thuật ngữ này được lấy từ "người đánh cá" trong một cuộc đi săn, người cố gắng ngăn những con chó săn đi lang thang khỏi bầy. Ngoài ra, thuật ngữ "roi da" có thể có nghĩa là các hướng dẫn bỏ phiếu được ban hành cho các thành viên bởi roi [1] hoặc trạng thái của một nhà lập pháp nhất định trong nhóm nghị sĩ của đảng họ. Từ nguyên [ chỉnh sửa ] Biểu thức roi trong bối cảnh nghị viện có nguồn gốc từ thuật ngữ săn bắn. Từ điển tiếng Anh Oxford định nghĩa thuật ngữ whipper-in là "trợ lý của thợ săn giữ chó săn không đi lạc bằng cách đưa chúng trở lại bằng roi vào cơ thể chính của gói". Theo từ điển đó, lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ whipper-in theo

Westing (bởi Musket và Sextant)

Westing (Tác giả Musket và Sextant) là một bản tổng hợp các EP và đĩa đơn đầu tiên của ban nhạc Pavement. Nó có tất cả các bản nhạc từ ba EP đầu tiên của họ, Slay Track (1933 Công1919) Âm mưu phá hủy J-7 và Âm thanh hoàn hảo mãi mãi cũng là bản phối duy nhất của "Summer Babe", hai mặt B của nó và hai bản nhạc tổng hợp. Danh sách bản nhạc [ chỉnh sửa ] Tất cả các bản nhạc được viết bởi Stephen Malkmus. "Bạn đang giết tôi" - 3:20 "Elder Box" - 2:26 "Có lẽ có thể" - 2:14 "Cô ấy tin" - 3:02 "Giá Yeah!" - 3:00 "Xe nâng" - 3:27 "Thân cây Spizzle" - 1:23 "Máy ghi âm" - 2:08 "K-Dart nội bộ" - 1:51 [19659007] "Độ sâu hoàn hảo" - 2:43 "Máy ghi âm (Rally)" - 0:21 "Xịt Heckler" - 1:06 "Từ bây giờ trở đi" - 2:03 &